{iKul} Mac

Sức mạnh tiềm ẩn...
Showing posts with label Mac OS X tiếng Việt. Show all posts

Chào các bạn, nhưng trong bài trước, mình đã giới thiệu về các Việt hóa thanh trình đơn chính trong Finder. Hôm này mình sẽ viết về các thành phần chính trong Finder để giúp các bạn tiếp tục công việc Việt hóa phần Finder.

Đây sẽ là một câu nói rất quen thuộc và cũng có thể đã quá nhàm chán, nhưng vẫn muốn nhắc lại để các bạn theo dõi, thực hiện đúng, để không làm ảnh hưởng đến hệ thống sau này. Bạn nhớ phải sao lưu dữ liệu và phân quyền sử dụng cho các thư mục, tập tin chuẩn bị được thay đổi.

Bây giờ bạn lại vào thư mục nội dung của Finder nhé (giống như mình đã hướng dẫn tại đây). Đường dẫn đầy đủ là /System/Library/CoreServices/Finder.app/Contents/Resources/English.lproj

Rồi, bạn mở thư mục đó ra rồi nhé, bây giờ mình sẽ giải thích chức năng của từng tập tin trong đó. Bắt đầu nào!

Đầu tiên sẽ là những tập tin .nib trước nhé.

1. AboutWindow.nib:
Đây là cửa sổ thông tin giới thiệu về Finder khi bạn chọn Finder/About Finder trên thanh trình đơn chính.

2. ApplyPrivsProgress.nib:
Phần này quy định các bảng trạng thái và thông báo lỗi trong khi chép tập tin hoặc thư mục đã tồn tại sẵn rồi. Xác nhận việc chép đè lên tập tin hoặc thư mục cũ.

3. BackupProgress.nib:
Phần này quy định các bảng trạng thái trong quá trình sao lưu dữ liệu bằng Time Machine của Leopard.

4. BackupRestore.nib:
Cửa sổ này sẽ hiện ra để người dùng chọn ổ đĩa sao lưu và khôi phục dữ liệu từ Time Machine.

5. BurnDialogs.nib:
Những bảng thông báo trong khi thực hiện việc ghi đĩa CD/DVD sẽ được quy định tại đây.

6. BurnProgressWindow.nib:
Phần này quy định những bảng trạng thái và thông báo lỗi trong quá trình ghi đĩa.

7. ClipWindow.nib:

8. ColumnPreview.nib:

9. ConnectProgressWindow.nib:
Các bảng trạng thái vào thông báo lỗi trong quá trình kết nối với máy chủ.

10. ConnectTo.nib:
Hiển thị bảng yêu cầu để người dùng kết nối với máy chủ.

11. CopyProgressWindow.nib:
Phần này hiển thị các thông báo trạng thái cũng như thông báo lỗi trong quá trình sao chép tập tin, thư mục.

12. DeleteBackupsProgressWindow.nib:
Các bảng thông báo trạng thái và thông báo lỗi trong quá trình xóa các bản sao lưu dữ liệu.

13. FlowPresenter.nib:
Quản lý việc hiển thị theo dạng Cover Flow.

14. FTPProgress.nib:
Quản lý tất cả các bảng trạng thái và thông báo lỗi trong quá trình truy cập máy chủ FTP.

15. Goto.nib:
Cửa sổ để người dùng chuyển đến một thư mục nào đó, xuất hiện khi người dùng chọn Go/Go to.

16. iDiskMount.nib:
Quản lý việc kết nối với máy chủ iDisk khi người dùng sử dụng Mobile Me.

17. InfoWindow.nib:
Cửa sổ hiển thị thông tin chi tiết của một tập tin, thư mục. Hiển thị khi người dùng nhấn chuột phải lên một tập tin, thư mục nào đó và chọn Get Info hoặc nhấn phím tắt Cmd + I.

18. ListPresenter.nib:
Hiển thị thông tin theo dạng danh sách trong Finder.

19. MDResultsView.nib:

20. Menus.nib:
Thanh trình đơn chính của Finder, như đã hướng dẫn ở bài trước.

21. ODSAskingProgress.nib:

22. Preferences.nib:
Bảng điều khiển của Finder khi người dùng chọn Finder/Preferences trên thanh trình đơn chính.

23. Search.nib:
Cửa sổ hiện thị thông tin tìm kiếm.

24. TrashProgressWindow.nib:
Hiển thị trạng thái cũng như thông báo lỗi trong quá trình thao tác với Thùng rác.

25. ViewOptions.nib:
Hiển thị những tùy chọn về hiển thị, xuất hiện khi người dùng chọn View/Show View Options trên thanh trình đơn chính.

Tiếp theo mình sẽ giới thiệu về một số tập tin .strings quan trọng. Trong đó, 2 tập tin quan trọng nhất, và được sử dụng nhiều nhất là localizable.stringslocalizableCore.strings. Những tập tin này bạn cũng chỉ cần thay đổi nội dung và lưu lại.

Trên đây mình đã giới thiệu những thành phần chính trong Finder để Việt hóa. Công việc bạn phải làm là sử dụng XCode để thay đổi thông tin của các thành phần trong đó.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com


Tiếp theo bài viết mở đầu về Việt hóa Finder, bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn các Việt hóa thanh trình đơn chính của Finder.


Như ở bài viết mở đầu mình cũng đã giới thiệu về thanh trình đơn này, đây chính là phần chúng ta thấy nhiều nhất trong quá trình làm việc với Finder.

Lại một lần nữa lần mò vào trong thư mục /System/Library/CoreServices/Finder.app/Contents/Resources/English.lproj như đã hướng dẫn trong bài viết mở đầu. Trong đó, bạn sẽ thấy một tập tin Menus.nib, đây chính là tập tin chính để chỉnh sửa.

Trước khi bắt đầu, bạn phải nhớ là đã cài đặt XCode và làm theo đúng hướng dẫn về sao lưu dữ liệu và phân quyền truy cập lại nhé.

Xong rồi, mở tập tin Menus.nib ra nào. Bạn có thấy gì không? Chương trình XCode đã được khởi động, và bạn sẽ thấy một cửa sổ tương tự như thế này:

Cửa sổ này chứa tất cả các thành phần của thanh trình đơn. Trước tiên, bạn hãy nhấn đúp vào thành phần tên MenuBar. Đó là thanh trình đơn chính mà bạn thấy trên cùng của màn hình làm việc.

Như bạn thấy ở hình trên, MenuBar chứa các thành phần được hiển thị trong thanh trình đơn hệ thống của Finder. Bên phải sẽ là cửa sổ thuộc tính (Menu Item Attributes) để thay đổi các thuộc tính của các thành phần. Đây chính là mấu chốt của vấn đề :) Bạn chỉ cần nhấn chọn các thành phần của thanh trình đơn, sau đó thay đổi nội dung bên ô Title của cửa sổ thuộc tính. 

Làm tương tự với tất cả thành phần bạn của thanh trình đơn. Lưu lại nội dung bạn đã thay đổi. Bạn nhớ phải đăng nhập lại mới thấy được sử thay đổi. Có một số thành phần vẫn không thay đổi theo nội dung tiếng Việt bạn đã đổi. Không sao đâu, vì những thành phần này sẽ thay đổi theo trong quá trình Việt hóa những phần sau.

Chú ý: Ngoài ra, các bạn phải làm tương tự cho những thành phần khác giống như MenuBar để thay đổi những thanh trình đơn con của trình đơn chính.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com

Tiếp theo loạt bài hướng dẫn Việt hóa hệ điều hành Mac OS X Leopard, mình sẽ giới thiệu về cách Việt hóa Finder.


Như các bạn cũng biết, trong Leopard nói riêng hay các hệ điều hành của Apple thì Finder là một trong những phần quan trọng nhất. Đây như là một phần để quản lý tất cả những thông tin cơ bản trong máy của bạn.

Chính vì vậy mà công việc Việt hóa Finder hoàn toàn không đơn giản, nó bao gồm rất nhiều thành phần cần phải Việt hóa.

Trước khi bắt đầu, cũng như những phần trước, mình sẽ luôn nhắc đi nhắc lại rằng trước khi thay đổi bất kỳ thông tin gì theo hướng dẫn của bài viết này, bạn phải chắc chắn là đã thực hiện việc sao lưu lại những tập tin và thư mục bạn chuẩn bị thay đổi, cũng như phân quyền lại.

Đây chỉ là phần mở đầu cho một loạt bài giới thiệu về Việt hóa Finder trong Leopard, nên mình chỉ giới thiệu các phần sẽ được Việt hóa. Mỗi phần sẽ có một bài hướng dẫn cụ thể đến từng chi tiết.

Chúng ta bắt đầu nhé!

Phần đầu tiên của Finder, cũng là phần chúng ta thấy nhiều nhất, không gì khác, chính là thanh trình đơn (menu) ở trên cùng màn hình.


Phần trình đơn này chính là phần chúng ta thấy nhiều nhất trong suốt thời gian làm việc với Leopard. Tiếp theo là cửa sổ quản lý ổ đĩa, thư mục, các kết nối...

Chỉ trong cửa sổ này thôi đã có rất nhiều việc để làm :(, như là trình đơn khi nhấn chuột phải

Các bạn chú ý là không chỉ có 1 trình đơn chuột phải mà có rất nhiều loại khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Hoặc là cửa sổ hiển thị thông tin của thư mục, tập tin...

Hoặc đơn giản là những cửa sổ hiển thị trạng thái khi sao chép, xóa, tải các thư mục, tập tin... 
Ngoài ra còn rất nhiều thành phần khác nữa mà chúng ta cần phải Việt hóa, mình xin không nói ra ở đây mà sẽ để dành để nói trong những bài hướng dẫn chi tiết sau này.

Tiếp theo, mình giới thiệu với các bạn nơi nào để chỉnh sửa. Lại một lần nữa, mình cùng nhau lần mò vào thư mục /System/Library/CoreServices

Và trong thư mục đó, các bạn sẽ thấy sự hiện diện của tập tin Finder.app. Nhấn chuột phải vào tập tin này và chọn Show Package Contents để xem có gì bên trong nhé.

Bạn vào tiếp thư mục Contents/Resources/English.lproj

Trong thư mục này, ngoài những tập tin .strings như bên phần Dock, bạn còn thấy những tập tin có dạng .nib nữa. Những tập tin dạng nib này được mở bằng XCode. Mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong những bài sau.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com



Bắt đầu loạt bài hướng dẫn Việt hóa hệ điều hành Mac OS X Leopard, mình bắt đầu bằng cách Việt hóa phần Dock (phần này mình không biết phải dịch ra tiếng Việt như thế nào nên đành giữ nguyên lại tên mà Apple sử dụng)

Trước khi bắt đầu, các bạn cần phải cài đặt XCode (bạn có thể sử dụng Text Editor. Tuy nhiên, mình nghĩ sử dụng XCode sẽ tốt hơn vì sau này sẽ phải thay đổi nội dung của các tập tin .nib nữa).

Một điều nữa cần phải chú ý kỹ vì đây là một phần rất quan trọng là bạn phải sao lưu những tập tin bạn chuẩn bị sửa chữa và phân quyền truy cập cho các tập tin này

Đến đây thì bạn đã hoàn tất những bước trên rồi nhé. Bắt đầu nào!

Thư mục chính để làm việc trong bài viết này để Việt hóa Dock được đặt tại /System/Library/CoreServices

Trong thư mục này có ứng dụng Dock.app. Nhấn chuột phải vào tập tin này, bạn sẽ thấy một thanh trình đơn xổ xuống, chọn tiếp Show Package Contents để xem tiếp phần bên trong.

Một cửa sổ Finder mới mở ra, trong đó chính là nội dung của Dock. Bạn tiếp tục truy cập vào thư mục Contents/Resources/English.lproj


Trong thư mục đó, sẽ có các tập tin .strings. Đó chính là những tập tin cần phải thay đổi  nội dung.
  1. Dashboard.strings: chứa các thông tin cho phần Dashboard như quản lý, thêm, xóa các tiện ích (widget).
  2. DockMenus.strings: phần này chứ chứa các thông tin cho trình đơn khi bấm chuột phải vào các biểu tượng trên Dock.
  3. InfoPlist.strings: chứa tên một số ứng dụng và các thanh hướng dẫn nhanh (tooltip)
  4. Localizable.strings: hầu hết những thông tin của Dock nằm trong tập tin này. 
Công việc của bạn là thay đổi những nội dung trong dấu ngoặc kép thành tiếng Việt. Hình dưới đây mình đã Việt hóa tập tin DockMenus.strings.

Sau khi thay đổi xong nội dung của các tập tin này, công việc còn lại cũng rất đơn giản là lưu lại và đăng nhập lại để thấy thành quả.


Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin vui lòng gởi về địa chỉ email iKul.MAC@gmail.com



Bài viết sau đây, mình giới thiệu với các bạn một số thủ thuật đơn giản để chuẩn bị cho quá trình Việt hóa hệ điều hành Leopard.

Như các bạn cũng biết thì đây là một quá trình thay đổi các tập tin hệ thống trong hệ điều hành, cho nên mức độ rủi ro cũng rất cao (bất kể hành động nào can thiệp vào các thành phần của hệ thống đều không được khuyến khích bởi Apple). Do đó, nếu không cẩn thận thì việc hệ điều hành bị lỗi là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn hãy lưu ý là công việc đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất là các bạn phải sao lưu (backup) lại tất cả những tập tin trước khi bạn tác động vào. Nếu điều kiện cho phép thì bạn nên sử dụng Time Machine của Leopard để lưu lại trạng thái hệ thống trước khi việc thay đổi được bắt đầu.

Việc thứ hai nữa bạn nên chú ý là: các file chúng ta sẽ thay đổi đều được thiết lập mặc định ở chế độ bảo mật, vì thế bạn không có quyền thay đổi nội dung bên trong. Bạn phải thực hiện việc thiết lập quyền truy cập cho tập tin cần thiết.

Để thực hiện việc thiết lập quyền truy cập, bạn nhấn vào tập tin muốn thay đổi quyền, nhấn chuột phải, chọn Get Info hoặc nhấn Command + I.

Khi cửa sổ thông tin hiện ra, trong khung Sharing & Permissions sẽ hiển thị các thông tin về quyền truy cập vào tập tin mà bạn chọn. Như bạn cũng nhìn thấy trong hình trên thì tài khoản của bạn không được đặt để truy cập tập tin này, mà mọi người chỉ có thể đọc (Read only) mà thôi.

Để thiết lập lại những thông tin này, công việc bạn phải làm là thêm tài khoản của bạn vào với quyền đọc và ghi. Bạn làm việc đó bằng cách nhấn vào dấu cộng (+) ở góc dưới bên trái. Tuy nhiên, như hình trên, góc dưới bên phải có hình cái ổ khóa, có nghĩa là những thiết lập hiện tại đã bị khóa, bạn không thể thay đổi. Bạn phải nhấn vào hình cái ổ khóa này để mở khóa, bạn sẽ được mời nhập password để mở khóa.

Sau khi đã thiết lập quyền truy cập cho tập tin (bạn nhớ phải sao lưu trước), bạn sẽ bắt đầu các bước Việt hóa.


Chắc hẳn không có ai trong số những người yêu Mac không biết cái tên Leopard, hệ điều hành mới nhất cho đến thời điểm bây giờ (không tính Snow Leopard vì chưa được phát hành chính thức). 


Những người hâm mộ Mac ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, điều thất vọng nhất là cho đến bây giờ, hệ điều nổi tiếng này của Apple vẫn chưa có giao diện tiếng Việt cho người dùng Việt Nam. 

Tuy nhiên, một tin mừng là mình đã nghiên cứu và thực hiện thành công dự án Việt hoá hệ điều hành Leopard này. Mặc dù mình vẫn chưa hoàn tất cả hệ điều hành, nhưng mình cũng rất muốn chia sẻ với các bạn - những người Việt yêu Mac - tin vui này. Hiện tại thì mình đã Việt hóa thành công một phần Finder và Dock.

Như hình trên, các bạn cũng thấy trình đơn chính của Finder đã được Việt hóa, được hiển thị hoàn toàn bằng tiếng Việt.
Và đây nữa, các bạn có thể thấy rõ hơn trình đơn đã được Việt hóa.
Một phần nữa mình muốn giới thiệu với các bạn là thanh Dock đã được Việt hóa. Mời các bạn xem hình dưới đây.

Không chỉ có vậy, mà một số phần khác cũng đã được mình Việt hóa thành côngThật lòng mà nói, mình không biết các bạn có vui khi nhận được tin này không. Nhưng đây thật sự là một khám phá tuyệt vời đối với mình, và mình rất háo hức để thực hiện cho xong việc Việt hóa toàn bộ hệ điều hành Leopard này. Mình đang ráo riết thực hiện cho xong.

Hiện tại mình chưa thể giới thiệu với các bạn bản demo này. Tuy nhiên, mình hứa sẽ giới thiệu với tất cả các bạn trong thời gian sớm nhất, và đặc biệt, mình sẽ chia sẻ cho cộng đồng yêu Mac Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Đây là những công việc mình đã, đang và sẽ làm, mình muốn chia sẻ để các bạn theo dõi và nếu bạn nào muốn tham gia, mình rất vui chào đón các bạn cộng tác với mình.

1. Tìm và truy cập vào file hệ thống của tất cả các thành phần của hệ điều hành để thực hiện công việc Việt hóa.
2. Dịch những nội dung cho các thành phần.
3. Cập nhật những nội dung đã dịch vào hệ thống.
4. Viết một bộ AppleScript thực hiện công việc cài đặt cho hệ thống của các bạn.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp, xin các bạn gởi trực tiếp về email ikul.mac@gmail.com
Xin cám ơn các bạn rất nhiều vì đã theo dõi blog này và ủng hộ mình.

Subscribe to: Posts (Atom)